Cá sặc gấm, cá sặc lửa là 2 loại cá sặc cảnh tuyệt đẹp cho hồ thủy sinh, những con cá sặc không những ăn rất ngon, làm cá cảnh đẹp mà còn rất dễ nuôi, tại sao không cho vài con vào bể cá cảnh cho nó có chút lửa nhỉ.
Ảnh “cá sặc lửa” với một màu đỏ tươi rực rỡ
Ảnh “cá sặc gấm” với những sọc màu xanh và đỏ đan xen tuyệt đẹp
Cá sặc gấm, sặc lửa hay còn gọi sặc lùn (tên tiếng Anh Dwarf gourami, Dwarf banded gourami; Sunset gourami; Red lalia) có tên khoa học Colisa lalia (Hamilton, 1822) thuộc bộ: Perciformes (bộ cá vược), họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng) xuất hiện từ thập niên 70 – 80, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước.
Cách nuôi cá sặc gấm, sặc lửa:
Cá sặc gấm phân bố tự nhiên ở những cánh đồng ở Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Cá sặc cảnh rất khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh. Như các loài cá sặc khác, cá chịu được ngưỡng ôxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ, thường lên thở khí trên mặt nước.
Cá sặc cảnh khi lên màu rất đẹp, cá khỏe và lên màu tốt nhất trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với một ít thực vật nổi như bèo và súng tạo giá thể trú ẩn và nơi đẻ trứng cho cá. Bể cần có nắp đậy, nhiều ánh sáng và không gian cho cá bơi lội. Cá hiền, thích hợp trong bể nuôi chung với các loại cá cảnh thủy sinh khác.
Thông số nước nuôi cá sặc cảnh: Nhiệt độ nước (C): 24 – 28; Độ cứng nước (dH): 5 – 20; Độ pH: 6,0 – 8,0
Thức ăn cho cá sặc gấm: Cá ăn tạp bao gồm tảo, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ và thức ăn viên.
Cá sặc gấm sinh sản: Cá đẻ trứng tổ bọt, cá đực chăm sóc tổ trứng cho đến khi cá con nở ra.
Thông số bể nuôi cá sặc gấm
Chiều dài cá sặc gấm khi trưởng thành đạt 8,8 cm, cần chú ý thiết kế bể nuôi cho phù hợp.
Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)
Chiều dài bể: 60 cm
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Ít
Yêu cầu sục khí: Ít
2 comments
lam the nao de phan biet con duc con mai the ad
theo như mình biết, con trống sẽ có màu đậm, còn con mái có màu nhạt hơn.