Cá cảnh phong thủy, bể cá cảnh, bể thủy sinh
Green pufferfish – Cá Nóc Da Beo
Thông tin chung – General information
Tên khoa học:Tetraodon fluviatilis Hamilton, 1822
Tên Tiếng Anh:Green pufferfish
Tên Tiếng Việt:Nóc beo
Nguồn cá:Tự nhiên bản địa
Chi tiết phân loại:
Bộ: Tetraodontiformes (bộ cá nóc)
Họ: Tetraodontidae (họ cá nóc)
Tên đồng danh: Chelonodon fluviatilis (Hamilton, 1822); Arothron dorsovittatus Blyth, 1860; Dichotomycterus rangoonensis Le Danois, 1959
Tên tiếng Việt khác: Nóc xanh; Nóc da beo; Nóc da báo
Tên tiếng Anh khác: Common puffer; Tidal pufferfish
Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trữ lượng cá trong tự nhiên còn nhiều, xuất hiện quanh năm, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm … Hiện lượng xuất khẩu cá nóc các loại trên 200 ngàn con/năm, cao điểm đạt 826.000 con vào năm 2004.
Đặc điểm sinh học – Biology
Phân bố:Một số nước Nam Á và Đông Nam Á …
Chiều dài cá (cm):17
Nhiệt độ nước (C):24 – 28
Độ cứng nước (dH):10 – 30
Độ pH:7,0 – 8,5
Tính ăn:Ăn tạp
Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Campuchia; ở Việt Nam cá phân bố ở các sông lớn và cửa sông ven biển miền Nam
Tầng nước ở: Mọi tầng nước.
Sinh sản: Cá đẻ trứng lên giá thể cứng vùng nước cạn, cá đực chăm sóc và bảo vệ trứng cho đến khi trứng nở.
Kỹ thuật nuôi – Culture technology
Thể tích bể nuôi (L):200 (L)
Hình thức nuôi:Đơn
Nuôi trong hồ rong:Không
Yêu cầu ánh sáng:Vừa
Yêu cầu lọc nước:Nhiều
Yêu cầu sục khí:Ít
Loại thức ăn:Thích ăn mồi sống di động bao gồm tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể …
Tình trạng nhiễm bệnh:
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Bể có mức nước vừa phải với nền đáy cát hoặc sỏi và một ít cây nhựa hoặc giá thể trang trí. Cá thích hợp trong bể nuôi chung, tránh nuôi chung với các loài có vây dài và bơi chậm vì cá hay rỉa vây cá khác.
Chăm sóc: Cá là loài rộng muối, sống được ở nước mặn, lợ và ngọt. Cá tự nhiên có thể thuần dưỡng về độ mặn 2‰, tuy nhiên cá thích hợp nhất ở độ mặn 10 – 15‰ (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997).
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi sống di động bao gồm tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ….