Cá hồng két hay còn gọi là két đỏ hay huyết anh vũ là một loại cá cảnh có chung dòng họ với cá la hán (họ cá rô phi cichlid). Cá hồng két hình ovan to khoảng bàn tay người, chúng có màu cam đậm và cái miệng trông rất đẹp và dễ thương nên được người ta nuôi làm cá cảnh trong nhà. Cá hồng két ăn thức ăn động vật tương tự như cá la hán, chúng còn là một loài cá nuôi chung với cá rồng được nhiều người lựa chọn.
Cá hồng két, tên tiếng Anh là Blood Parrot (Blood Parrotfish), thuộc bộ Perciformes (bộ cá vược), họ Cichlidae (họ cá rô phi), không có tên khoa học chính thức, là kết quả lai tạo trong họ Cichlidae, dự đoán là phép lai khác giống với loài Amphilophus.
Cá hồng két là một loài lai giữa hai loài cá, hiện có hai giả thuyết lai tạo ra cá hồng két: (1) Amphilophus labiatus lai với loài Heros severus, (2) Amphilophus citrinellum lai với Cichlasoma synspilum. Đây là loài cá nhập nội từ thập niên 90, trung bình nhập 1 – 2 ngàn con/năm, cao điểm gần 5 ngàn con/năm vào năm 2003 được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986.
Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và đúng nghĩa” hồng két chủ yếu từ nhập khẩu.
Cách nuôi cá hồng két
Chiều dài cá khi trưởng thành đạt 17 – 20 cm, cá sống ở mọi tầng nước trong bể cá cảnh, có nhiều loại cá hồng két lai tạo nhiều màu rất đẹp: từ vàng, hồng, tím, xanh lá cây… Bạn có thể nuôi ghép chúng với nhau tạo thành một đàn cá hồng két nhiều màu rất đẹp.
Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ …). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy làm tung cây thủy sinh lên. Cá thân thiện và đáng yêu, thường nuôi chung với cá rồng hoặc các loài cá hiền lành khác. Lưu ý cá có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng, nên nuôi chung với những loài có kích thước tương đương hoặc loài cá bơi nhanh.
Bể nuôi cá hồng két nên có kích thước lớn từ 220 lít, chiều dài 100 cm trở lên, nguồn nước nuôi nên được lọc sạch và sục khí thường xuyên, cần đảm bảo: 21 – 28 oC, độ cứng nước (dH): 2 – 25, độ pH: 6,0 – 8,0. Cá không thích hợp nuôi trong hồ có trồng cây thủy sinh.
Cá ăn tạp, thức ăn động vật là chính, chúng ăn các loại tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể khi nuôi chung với cá rồng hoặc các loài cá khác, thức ăn đông lạnh (trùng vỉ đông lạnh, thịt bò, heo băm nhỏ, tôm đông) và thức ăn viên.
6 comments
Hi, Mình nghĩ loài cá két có dx nhiều màu là do con ng sơn cho nó chứ tự nhiên thì ko thể có tím cam vàng…1 cách cứng nhắc như vậy.
Mà chắc là đắt lắm
Đúng rồi bạn, cá này ở nước ngoài người ta nhuộm màu lên, một số con chết trong khi nhuộm, một số con còn sống lấy chụp hình nhưng có lẽ nó sống không thọ.
đúng rồi bạn, cá này không ai dám mua nuôi đâu, mua về mắc công nó chết nữa.
Cho mih hoi ca 7mau mih mua o tiem sao no hay chet wa.2hay3ngay la kg con mot con nao het…mih da thu nhieu cah roi ma kg dc….
Bạn đọc được tin này thì cho mình xin thêm thông tin: bạn lấy nước ở đâu để nuôi cá, bạn nuôi bao nhiêu con trong hồ thể tích bao nhiêu? Mình nghĩ đa phần cá bảy màu chết là do bạn sử dụng nước mới bơm lên để nuôi.