Bằng cách sử dụng 2 khúc gỗ lũa chính ở hai bên, cây hồ liễu và các loại rêu thủy sinh trên lũa, thiết kế hồ thủy sinh 250 lít này tạo nên bởi sự kết hợp của tính hỗn loạn và đối xứng.
Bể được trang trí với những hàng rau thơm và liễu răng cưa bao quanh 2 khúc lũa chính. Cỏ ngưu mao chiên được trồng thành một tấm thảm xanh màu sáng bắt mắt tạo sự tương phảm bổ sung với 2 bố cục chính. Cỏ lá xoắn và choi lá nhăn đỏ tạo một chút màu đỏ cho các thành phần trong bể.
Bể thích hợp để nuôi các loài cá thủy sinh có màu đỏ như: cá hòa lan, cá ngựa sọc, cá hồng kiêm hoặc tép cảnh đều rất đẹp.
Cách bố trí cây thủy sinh:
A) Cỏ lá xoắn (Echinodorus “Vesuvius” );
B) Vảy ốc vòng (Pogostemon erectus );
C) Choi lá nhăn đỏ (Aponogeton Crispus ‘Red’ );
D) Liễu răng cưa (Hygrophila pinnatifida );
E) Rau thơm (Staurogyne repens );
F) Cỏ ngưu mao chiên (Eleocharis parvula );
G) Hồ liễu (Microsorum pteropus “narrow” );
H) Rêu Weeping (Vesicularia ferriei)
I) Rêu Java (Taxiphyllum Barbieri) trên đá nham thạch.
Các vật liệu cần thiết:
Độ khó: Trung bình
Kích thước: 120 x 45 x 50 cm, thể tích 250 lít
Đất: cát Silica (kích thước của hạt cát 0,8-1,2 mm)
Tạo cảnh: Gỗ lũa chìm.
Ánh sáng: 4 đèn huỳnh quanh T5 54W.
CO2: 25 mg / l
Nhiệt độ nước: 25 ° C
Bộ lọc: công suất khoảng 800 l / h
Phân bón: 50 ml phân bón lỏng một lần một tuần
Thời gian bảo trì: khoảng 1 giờ một tuần
Các bước tiến hành
Bố trí lũa và đổ phần nên lên.
Trồng các cây thủy sinh theo bố cục. Nên trồng choi lá nhăn đỏ cuối cùng vì lá của chúng mỏng manh dễ bị khô.
Cần cắt tỉa liễu răng cưa sớm nhất để chúng tạo nhiều nhánh con và trông mảnh mai hơn.
Cắt tỉa những bụi rau thơm ra trồng tiếp tục vào những khoảng trống để chúng mau chóng lấp đầy không gian bể.
Chúc bạn thành công và có một bố cục hồ thủy sinh đẹp.