Cá Hoa Hồng (cá Hồng Cam) với những cái vảy màu vàng cam lấp lánh như dát vàng trên mình, cá hồng cam là một loại cá cảnh đẹp trong hồ thủy sinh, cùng dòng họ với cá kim sơn và cá koi, tuy nhiên cá hồng cam sinh ra là đã dành cho bể cá cảnh thủy sinh với vẻ đẹp và những đặc điểm khác biệt của nó.
Cá hồng cam có tên khoa học Puntius conchonius (Hamilton, 1822), tên Tiếng Anh: Rosy barb, Red barb; thuộc bộ: Cypriniformes (bộ cá chép), Họ: Cyprinidae (họ cá chép) cùng dòng họ với cá koi và cá kim sơn, tuy nhiên cá hồng cam có vẻ nhỏ nhắn xinh xắn nên được ưa chuộng nuôi trong bể thủy sinh hơn hai loài kia. Đây là loài đã được sản xuất nội địa từ những năm 80 và hiện đã sản xuất phổ biến trong nước.
Cách nuôi cá hồng cam (hoa hồng)
Ngoài tự nhiên cá hoa hồng phân bố ở một số nước Nam Á và Myanmar, Cá có thể đạt chiều dài 10 – 14 khi trưởng thành trong điều kiện sinh sống tốt. Cá ở mọi tầng nước, nước nuôi cá tối ưu có các thông số sau: Nhiệt độ nước (C):22 – 28; Độ cứng nước (dH):2 – 10; Độ pH:6,5 – 7,0.
Nuôi trong bể thủy sinh: Cá hồng cam thích hợp nuôi ghép nhiều con với nhau trong hồ thủy sinh rất đẹp.
Cá hồng cam ăn gì: Cá ăn tạp từ giáp xác, trùn, côn trùng thủy sinh cho đến thực vật thủy sinh. Cá cũng ăn thức ăn viên, thỉnh thoảng bổ sung thức ăn lên màu cho cá.
Cá hồng cam sinh sản: Cá mắn đẻ và dễ sinh sản, thành thục ở cỡ 6 cm, đẻ trứng dính, khi đẻ cần giữ mức nước thấp (10 – 15 cm).
Cách chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
Thiết kế bể nuôi cá hồng cam
Thể tích bể nuôi: 100 (L)
Chiều dài bể: 80 – 100 cm
Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh, đáy cát mềm, có nắp đậy. Bể cần không gian rộng vì cá ưa hoạt động và di chuyển liên tục. Cá đi thành đàn, thả ít nhất 4 – 6 con. Cá thích hợp trong bể nuôi chung, tránh nuôi với các loài cá có vây dài vì cá có tập tính rỉa vây cá khác.
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Trung bình
Yêu cầu sục khí: Trung bình