Cá cảnh phong thủy, bể cá cảnh, bể thủy sinh
Glass bloodfin – cá Thủy Tinh Đỏ
Thông tin chung – General information
Tên khoa học:Prionobrama filigera (Cope, 1870)
Tên Tiếng Anh:Glass bloodfin
Tên Tiếng Việt:Thủy tinh đuôi đỏ
Nguồn cá:Ngoại nhập
Chi tiết phân loại:
Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)
Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)
Tên đồng danh: Aphyocharax filigerus Cope, 1870; Prionobrama madeirae Fowler, 1913; Bleptonema amazonae Eigenmann, 1914
Tên tiếng Việt khác: Neon thủy tinh
Tên tiếng Anh khác: Glass tetra
Nguồn gốc: Cá nhập nội sau năm 2000
Đặc điểm sinh học – Biology
Phân bố:Nam Mỹ: lưu vực sông Amazon
Chiều dài cá (cm):6
Nhiệt độ nước (C):24 – 28
Độ cứng nước (dH):5 – 30
Độ pH:6,0 – 7,5
Tính ăn:Ăn tạp
Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Giữa – mặt
Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng phân tán, trứng dính vào giá thể như cây thủy sinh. Cần tách trứng ra khỏi cá bố mẹ sớm để tránh cá bố mẹ ăn trứng
Kỹ thuật nuôi – Culture technology
Thể tích bể nuôi (L):70 (L)
Hình thức nuôi:
Nuôi trong hồ rong:Có
Yêu cầu ánh sáng:
Yêu cầu lọc nước:
Yêu cầu sục khí:
Loại thức ăn:Từ trùng chỉ, bo bo … đến thức ăn viên
Tình trạng nhiễm bệnh:
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể trồng nhiều cây thủy sinh kèm theo một ít thực vật nổi. Thả nhóm 6 – 8 con trở lên, thích hợp nuôi chung với các loại cá hồ rong khác.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
Thức ăn: Cá ăn tạp từ trùng chỉ, bo bo … đến thức ăn viên