Cá bút chì, dũng sĩ diệt rêu tảo cho hồ thủy sinh khét tiếng trên các diễn đàn cá cảnh thủy sinh, có thể còn rất nhiều điều bạn chưa biết về loại cá hữu ích này đó.
Cá Bút Chì (Cá Hắc Bạc) tên tiếng anh là Siamese algae – eater, cái tên nói lên tất cả, đúng như vậy bất cứ một bể cá cảnh thủy sinh nào cũng cần có một chú cá bút chì trong đó không chỉ vì sự hữu ích mà còn với vẻ ngoài rất dễ thương của nó (mình nghĩ nó khá đẹp và dễ thương, các bạn có thấy nó dễ thương không, sao mình chỉ thấy mọi người nói về nó như là một con cá vệ sinh thôi?)
Khả năng diệt rêu tảo của cá bút chì:
Để hình dung được khả năng diệt rêu tảo của cá bút chì, các bạn xem câu chuyện có thật về một con cá bút chì thần kỳ Nessie.
Trước khi chuyển từ hồ 40 gallons (hơn 120 lít) không cây cỏ gì sang hồ thủy sinh, tôi đã có chú cá ăn rêu thật sự (loài bút chì) trong khỏang thời gian rất dài, khoảng 8 năm. Trong hồ chỉ có một chú bút chì duy nhất, nó không gây thù hằn với ai và có kích thưởng khoảng 6 inches (khỏang 15 cm – dài khiếp). Tôi rất yêu quí và đặt tên cho nó là Nessie. Tôi vẫn luôn nhớ rõ gia đình và bạn bè tôi ấn tượng như thế nào với chiều dài của nó.
“Đúng thật, con cá bút chì gì mà dài 15 cm thì quả là khủng”
Trong một lần không may, điều tồi tệ xảy ra với Nessie. Điều này xuất phát từ việc tôi quá tay bật CO2. Khi nhận ra sai lầm, tôi đã sục O2 vào nhằm cứu cánh cho các chú cá, nhưng đã quá muộn. Nessie không thể hồi phục.
Sau đó một loại tảo đã bùng phát trong bể của tôi khi liều lượng chiếu sáng, Co2 và phân bón bất ổn. Để hình dung dễ hơn, tôi cho các bạn xem hình để thấy rõ hơn bể của mình. Đây là hình ảnh bể của tôi sau vài ngày chuyển đổi sang chơi thủy sinh.
Các loại tảo mà bể tôi bị dính là: Rêu chùm, chùm đen, chùm xanh, tảo sợi xanh, tảo nâu bám kính … Tôi kết hợp thay nước thường xuyên (2 – 3 lần/tuần), dùng thuốc quá liều (gấp 3 lần so với hằng ngày) và gia giảm ánh sáng. Tất cả các loại tảo như tảo nâu & chùm đen đều tồn tại. Trong nổ lực tuyệt vọng, tôi mua thêm vài chú cá ăn tảo loài tì bà & bút chì. Thật sự bộ đôi này làm tôi phải kinh ngạc, một bộ đôi gặm nhấm các loài rêu chùm, tảo nâu đen. Xem nó như xem các gã chăn cừu trên đồng cỏ, năng động và quyết đoán. Rêu hại trong hồ đã bị tận diệt trong thời gian chưa đến một tuần.Nguồn: http://thuysinh.org/forum/showthread.php?t=5283#ixzz3opHAeOIB
Một loài cá hữu ích cùng với các loại cá cảnh diệt rêu tảo khác sẽ giúp bạn đỡ tốn công sức thay nước, vệ sinh bể và tốn không ít tiền cho các loại thuốc diệt rêu tảo; cá bút chì là sự lựa chọn diệt rêu tảo bằng phương pháp tự nhiên và thân thiện môi trường.
Trước khi mua cá bút chì các bạn cần cẩn thận mua đúng loại cá bút chì có khả năng ăn rêu tảo tốt nhất, tránh mua loại của Trung Quốc ít có tác dụng trong bể. Loài cá bút chì được nhiều người ưa chuộng là Cá bút chì Thái Lan có một đặc điểm không thể nhầm lẫn được với các loài khác là một đường đen đậm chạy dài từ miệng cho đến đuôi của cá, vây cá có màu trong suốt:
Cá bút chì Thái Lan với vằn đen dọc chiều dài cơ thể.
Cách nuôi cá bút chì
Thông tin khoa học: Cá bút chì có tên khoa học Crossocheilus siamensis (Smith, 1931) thuộc bộ: Cypriniformes (bộ cá chép) họ: Cyprinidae (họ cá chép); cá còn có tên tiếng Việt khác là: Bút chì một sọc; Chuồn xiêm; Chuồn sông. Chiều dài cá khi trưởng thành có thể đạt 16 cm và đạt tuổi thọ lên đến 10 năm (quá nhiều đối với một loại cá thủy sinh), con cái có thân hình mập mạp hơn con đực và đây là yếu tố phân biệt chính.
Đời sống tự nhiên: Cá bút chì trong tự nhiên phân bố ở các lưu vực sông Mêkông, Chao Phraya, Xe Bangfai (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam), và bán đảo Malaysia; hiện tại chủ yếu nhập từ nguồn cá khai thác trong tự nhiên ở Thái Lan.
Nuôi trong hồ thủy sinh: Cá thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với nền đáy cát hay đá sỏi. Cá sống ở tầng đáy, dùng mấu miệng tích cực rà soát rêu bám trên các cây thủy sinh và nền đáy tạo nét sinh động cho bể thủy sinh.
Cá nuôi chung cá bút chì: Cá có thể nuôi từ 1 đến vài con trong bể rộng, cần chú ý cá bút chì là một loại cá cạnh tranh lãnh thổ rất mạnh, chúng sẵn sàng đánh nhau với các con cá mà chúng nghĩ là dành ăn rêu với chúng (đặc biệt là cá mũi đỏ hay một con bút chì trống khác). Bạn cần quan sát biểu hiện của chúng để kịp thời xử lý vì đây cũng là một loài cá khét tiếng với danh tính tình nắng mưa thất thường.
Nước nuôi cá bút chì cần đảm bảo: Nhiệt độ nước (C): 24 – 28, độ cứng nước (dH): 5 – 20, độ pH: 6,5 – 8,0
Cách chăm sóc: Cá cần môi trường nước giàu ôxy với hệ thống sục khí và máy lọc. Cá nuôi trong môi trường nước dơ sẽ không giữ được màu sọc đen đậm và rõ nét.
Thức ăn cho cá bút chì: Cá ăn tạp thiên về thực vật, ưa các loài tảo bám và phiêu sinh thực vật. Cần cho cá ăn thêm thức ăn viên hay thức ăn tươi sống để tránh cá ăn lá non của cây thủy sinh trong hồ rong.
Cá đẻ trứng, trứng phân tán trong nước, khó sinh sản trong bể nuôi cảnh.
Bể nuôi cá bút chì cần đảm bảo
Chiều dài bể: 100 cm
Thể tích bể nuôi (L): 200 (L)
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Ít
Yêu cầu sục khí: Trung bình