Cá cảnh phong thủy, bể cá cảnh, bể thủy sinh
Suckermouth catfish – Spotted pleco – Cá Tỳ Bà
Thông tin chung – General information
Tên khoa học:Hypostomus plecostomus (Linnaeus, 1758)
Tên Tiếng Anh:Suckermouth catfish; Spotted pleco
Tên Tiếng Việt:Tỳ bà
Nguồn cá:Sản xuất nội địa
Chi tiết phân loại:
Bộ: Siluriformes (bộ cá da trơn)
Họ: Loricariidae (họ cá tỳ bà)
Tên đồng danh: Acipenser plecostomus Linnaeus, 1758; Hypostomus guacari Lacepède, 1803; Plecostomus plecostomus (Linnaeus, 1758); Pterygoplichthys plecostomus (Linnaeus, 1758).
Tên tiếng Việt khác: Lau kiếng, Cọ bể
Tên tiếng Anh khác: Pleco; Plecostomus
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 80, đã sản xuất giống trong nước từ thập niên 90. Hiện cá tỳ bà đen đang phát tán và sinh sản mạnh ở nhiều hồ chứa, sông, rạch và ao đầm nội địa, gây vướng và rách lưới khi khai thác, ảnh hưởng lên cấu trúc quần đàn cá loài cá bản địa. Giá thu mua thấp: 1 – 2 ngàn đồng /kg.
Đặc điểm sinh học – Biology
Phân bố:Nam Mỹ
Chiều dài cá (cm):50
Nhiệt độ nước (C):19 – 30
Độ cứng nước (dH):1 – 30
Độ pH:5,5 – 8,4
Tính ăn:Ăn tạp
Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Đáy.
Sinh sản: Cá sinh sản trong ao đất, đào hang đẻ trứng (khoảng 300 trứng/lần đẻ).
Kỹ thuật nuôi – Culture technology
Thể tích bể nuôi (L):220 (L)
Hình thức nuôi:Ghép
Nuôi trong hồ rong:Không
Yêu cầu ánh sáng:Vừa
Yêu cầu lọc nước:Ít
Yêu cầu sục khí:Ít
Loại thức ăn:Tảo, thực vật, mùn bã, giáp xác và côn trùng nhỏ
Tình trạng nhiễm bệnh:
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Cá được xem là chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt ở thành bể và đáy bể, thích hợp thả nuôi chung với nhiều loài. Cá ăn thực vật và phá cây nên tránh nuôi trong bể có trồng nhiều cây thủy sinh. Có thể bố trí thêm giá thể làm nơi trú ẩn cho cá như gỗ, đá …
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, hoạt động về đêm, thích ứng nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Thức ăn: Cá ăn tảo, thực vật, mùn bã, giáp xác và côn trùng nhỏ.