Các loại thuốc trị bệnh cá cảnh
Kháng sinh Oxytetracycline
Công dụng của Oxytetracycline: Kháng sinh Oxytetracycline có khả năng trị dứt các bệnh như đốm trắng, đốm đỏ, rách mang, hoại tử vây mang, đứt vây mang, tràn dịch màng bụng…
Cách sử dụng Oxytetracycline
Trước khi sử dụng thuốc, cần phải chẩn đoán bệnh chính xác để sử dụng thuốc một cách hiệu quả. Nếu phát hiện được bệnh sớm thì thời gian điều trị ngắn, khả năng dứt bệnh cao. Phải căn cứ theo thể trọng của cá và thời gian cá hấp thụ thuốc để xác định khoảng thời gian giữa các lần uống thuốc và số lần cho cá uống thuốc trong ngày.
Có hai phưdng pháp sử dụng kháng sinh Oxytetracycline:
Trộn thuốc vào thức ăn: Trộn khoảng 7,5g thuốc Oxytetracycline vào 1 kg thức ăn, sau đó thả vào bể cho cá ăn. Nên cho cá ăn với lượng vừa đủ, sau khi cá ăn xong phải lấy hết lượng thức ăn thừa ra, nếu không thuốc ở trong nước lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Ngâm cá vào dung dịch Oxytetracycline: Pha 100mg Oxytetracycline với 1 lít nước vào một chậu riêng, sau đó vớt cá bị bệnh ngâm vào chậu trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hoặc có thể pha 1g Oxytetracycline với 100 lít nước, rồi đổ trực tiếp vào bể cá, giữ nguyên trong 4 ngày mới thay nước.
Kháng sinh Oxytetracycline
Lưu ý khi sử dụng Oxytetracycline
Phải sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian qui định thì mới có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh.
Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì sẽ làm cá lờn thuốc và dễ gây ngộ độc. Tuy nhiên cũng không nên ngưng thuốc quá sớm vì như thế cá sẽ không dứt bệnh, phải tiếp tục dùng thuốc. Kết quả là cá dễ lờn thuốc, và hiệu quả điều trị sẽ không cao.
Nếu bể cá có trồng các loại cây thủy sinh thì phải dùng phương pháp cho ăn, không nên sử dụng phương pháp ngâm vì thuốc sẽ làm cây chết.
Kháng sinh Oxytetracycline dạng viên
Không nên pha thuốc với hỗn hợp vitamin B, vì hỗn hợp này sẽ làm thuốc phân hủy mất tác dụng.
Kháng sinh Oxytetracycline tương đối độc, do đó khi sử dụng phải đeo bao tay nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc gây hại cho sức khỏe.
Kháng sinh Sulfamide
Công dụng của kháng sinh Sulfamide
Sulfamide là một loại kháng sinh thông dụng, được dùng để điều trị một số bệnh cho cá kiểng nói chung và cá La Hán nói riêng. Kháng sinh Sultamide có khả năng trị một số bệnh do vi khuẩn, vi rút, kỷ sinh trùng gây ra như: các bệnh về mang, đuôi, vây lưng, bệnh xuất huyết da, bệnh sình bụng…
Cách sử dụng kháng sinh Sulfamide
Trước khi quyết định sử dụng thuốc cần phải xác định bệnh của cá chính xác để điều trị hiệu quả. Với cá bị nhiễm ký sinh trùng, không thể phát hiện bằng mắt thường, có thể dùng kính hiển vi để phát hiện ký sinh trùng. Nếu đã dùng kính hiển vi nhưng vẫn không thể phát hiện ký sinh trùng gây bệnh, thì nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn hoặc virus nhưng thường là vi khuẩn.
Khi sử dụng thuốc Sultamide cần lưu ý đến thể trọng và độ tuổi của cá, liều lượng sử dụng sẽ tùy thuộc vào hai yếu tố này.
Có hai phương pháp sử dụng Sulfamide:
Phương pháp cho ăn: Trộn thuốc (với liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) vào thức ăn, sau đó thả vào bể cho cá ăn. Lưu ý, để việc điều trị có hiệu quả cao cần cho cá ăn với lượng vừa phải (thông thường dùng 150mg – 500mg thuốc cho 1kg thể trọng cá là đủ), không nên cho ăn nhiều vì lượng thuốc khó hấp thụ hết vào cơ thể cá. Nên cho cá ăn liên tục trong vòng 7 ngày, từ ngày thứ 2 trở đi lượng thuốc sử dụng bằng 1/2 ngày đầu.
Đối với thức ăn dạng viên, nên làm cho thức ăn hơi ẩm, sau đó dùng lòng trắng trứng gà hoặc dầu ăn trộn với thức ăn rồi trộn chung với thuốc. Cách này sẽ làm cho thuốc dính vào thức ăn, tránh tình trạng thuốc hòa tan khi thả thức ăn vào trong nước.
Phương pháp tiêm thuốc: Pha thuốc vối nước cất (nên đọc kỹ hưóng dẫn để sử dụng liều lượng cho đúng). Sau đó hút thuốc vào kim tiêm và tiêm trực tiếp vào phần cơ của cá, nên tiêm vào phần lưng hoặc bụng.
Ngoài hai phương pháp trên còn có phương pháp tắm cá: pha thuốc vào chậu rồi bắt cá thả vào chậu để tắm. Tuy nhiên, theo kinh nghiêm của nhiều người thì phương pháp cho ăn mang lại hiệu quả cao nhất.
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh Sulfamide
Trong quá trình sử dụng thuốc nên theo dõi bệnh của cá, nếu thấy bệnh giảm và có dấu hiệu hết bệnh thì nên ngưng thuốc. Nếu bệnh không thuyên giảm nên tăng liều dùng, hoặc kết hợp với kháng sinh chloramphenicol để tăng hiệu quả điều trị.
Nếu bể cá có trồng các loại cây thủy sinh thì nên dùng phương pháp tiêm để điều trị bệnh, nhằm tránh tình trạng cây thủy sinh bị chết do tác hại của thuốc.
Kháng sinh Sulfamide
Đồng sulfate CuSO4
Công dụng của đồng sulfate: Đồng sulfate được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh cho cá kiểng nói chung và cá La Hán nói riêng. Đổng sulfate có khả năng diệt khuẩn, khống chế bệnh nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, đồng sulfate còn có tác dụng diệt các loại tảo trong bể gây hại cho sức khỏe của cá, khống chế sự sinh sôi của ốc sên nước ngọt.
Cách sử dụng đồng sulfate: Trước khi sử dụng đồng sulfate cần phải chẩn đoán chính xác bệnh của cá để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Đối với bể cá nhỏ, có thể pha đồng sulfate với nước rồi cho vào bể cách ly để ngâm cá. Nước trong bể cách ly phải đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, độ cứng, độ pH. Có thể cho một ít muối (khoảng 1g cho 10 lít nước) vào trong nước nhằm giảm độc tính của ion đồng.
Đôi với ao cá lớn có thể pha đồng sulfate vào nước rồi phun trực tiếp vào ao cá.
Đồng sulfate chứa độc tính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, do vậy khi sử dụng cần phải chú ỷ đến liều lượng. Lượng dồng sulfate cần dùng có thể ước tính bằng nồng độ kali cabonat trong nước. Nếu nồng độ kali cacbonat dưới 50mg/lít hoặc cao hon 250mg/lít thì không nên dùng đồng sulfate.
Lưu ý khi sử dụng đồng sulfate:
Khi sử dụng đồng sulfate cần chú ý đến thành phần trong hợp chất của đồng và hàm lượng của dồng để việc diều trị đạt hiệu quả cao.
Không nên dùng đồng sulfate có nồng độ cao để ngâm cá, vì nhu thế cá dễ bị ngộ độc.
Nếu không dùng bể cách ly mà sử dụng đồng sulfate ngay trên bể cá thì phải thường xuyên thay nước, và dùng than hoạt tính để khử lượng đồng còn sót lại trong bể.
Trong quá trình điều trị cần tăng cường sục khí oxy để tránh trường hợp cá bị ngợp vì thiếu oxy.
Không nên dùng các vật dụng kim loại để pha loãng hoặc cất giữ đồng sulfate, vì sẽ làm giảm hiệu quả thuốc và sản sinh độc tố.
Methylene xanh
Công dụng của Methylene: Methylene đặc biệt có tác dụng trong việc trị bệnh nấm ở trứng và ở cá. Ngoài ra, Methylene còn có thể trị bệnh nhiễm ký sinh trùng nguyên tính như: trùng miệng td, trùng trứng tròn đuôi roi, trùng điểm trắng, trùng bánh xe, trùng hình chuông… Methylene còn có thể giải dộc Acid Nitric.
Cách sử dụng Methylene xanh: Trước khi sử dụng phải dọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để dùng đúng liều lượng và đúng qui cách. Nếu tự tay pha chế phải pha chế một lượng dịch cái trước để dễ ước lượng nồng độ. Nên dùng một bể trị liệu riêng để trị bệnh cho cá. Bể trị liệu phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng nước như độ pH, độ cứng, nhiệt độ… Không nên dùng bể có dùng máy lọc sinh vật.
Pha chế dịch cái: Lấy 10 gam bột Methylene xanh hòa tan vào 1 lít nước cất, chế thành dịch cái, cứ 1 ml thì có 10 mg, bảo quản trong lọ không xuyên sáng hoặc lọ bằng nhựa. 1 ml dịch cái sử dụng 10 lít nước thì được dung dịch Methylene nồng độ 1 ppm, từ đây có thể ước lượng các nồng độ khác.
Liều lượng sử dụng: Liều lượng sử dụng thông thường từ 1-3 ppm, khi cần thiết thì tăng thêm. Nhưng không nên vượt quá 4 ppm. Với trường hợp chống nhiễm khuẩn trứng, dùng liều lượng 2 ppm là thích hợp. Với bệnh nhiễm ký sinh trùng, cần dùng từ 2 – 4 ppm thi hiệu quả điều trị mới cao. Với bệnh trúng độc Acid Nitric và bệnh về hô hấp, dùng 1 ppm là thích hợp.
Thời gian tắm thuốc cho cá: Không nên tắm thuốc cho cá trong thời gian ngắn với liều lượng nhiều, vì dễ tạo kết tủa khi thuốc kết hợp với chất hữu cơ trong nước làm giảm nồng độ thuốc. Cần phải tắm thuốc cho cá mỗi ngày 2- 3 lần liên tục trong 1 tuần. Khi thấy bệnh đã khỏi thì nên ngưng việc dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng Methylene xanh:
Khi sử dụng không được để thuốc tiếp xúc với các vật dụng bằng kẽm, nhằm tránh sản sinh độc tố và giảm tác dụng của thuốc.
Methylene xanh rất độc hại đối với thực vật, do vậy không nên sử dụng trong bể có trồng các loại rong tảo.
Trong quá trình trị bệnh, không nên dùng máy lọc hoặc than hoạt tính để lọc nước, vì Methylene xanh dễ tác dụng với than hoạt tính và đá vôi làm giảm hiệu quả điều trị. Sau khi điều trị xong, sử dụng than hoạt tính để lọc bỏ thuốc.
Nitrofurans
Đặc tính của Nitrofurans: Nitrofurans có nhiều chủng loại, với cá kiểng thì thường dùng 3 loại sau đây:
Furazolidone: thuốc có màu vàng, có vị đắng, hòa tan trong nước.
Nitrofurazone: còn được gọi là Furacin, cũng là phần kết tinh màu vàng, hơi tan trong nước.
Nifurpirinol: còn được gọi là Furanace, p – 7138, do người Nhật nghiên cứu ra, thường được gọi là thuốc vàng Nhật Bản. Loại này diệt khuẩn mạnh hơn hai loại trên.
Công dụng của Nitrofurans:
Nitrofurans là một loại dịch kháng khuẩn có màu vàng, được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như bệnh nát đuôi, nát vây, nát vảy… của cá kiểng nói chung và cá La Hán nói riêng.
Công dụng kháng khuẩn: Nitrofurans có tác dụng tốt với những loại vi khuẩn đơn bào sinh ra các bệnh như: bệnh nát đuôi, bệnh lở loét…
Công dụng kháng nguyên trùng: Nitroturans cỏ tác dụng kháng trùng cầu, trùng roi, nhưng không hiệu quả với loại ký sinh trùng bên ngoài cơ thể như bệnh đốm trắng.
Cách sử dụng Nitrofurans:
Nitrofurans thường được sử dụng để chữa các bệnh như: nát vây, nát vảy và những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn. Phương pháp phổ biến nhất là ngâm cá vào thuốc: pha thuốc với nước với liều lượng chỉ định, rồi cho vào bể riêng để ngâm cá.
Trước khi sử dụng thuốc, phải đọc kỹ hướng dẫn dể dùng đúng liều lượng và đúng qui cách. Có thể tham khảo liều lượng và thời gian sử dụng cho từng loại sau đây:
Với loại Furazolidone: Dùng từ 1 – 10ppm, và ngâm thuốc trong vòng 24 tiếng.
Với loại Nitrofurazone: Liều dùng 2ppm, ngâm thuốc trong vòng 5-10 ngày. Liều dùng 10ppm, ngâm thuốc trong vòng 6-12 tiếng.
Với loại Nifurpirinol: Liều dùng 0.1 ppm, ngâm thuốc trong vòng 3 – 5 ngày. Liều dùng 1-2ppm, ngâm thuốc trong vòng 5 -10 phút.
Lưu ý khi sử dụng Nitrofurans
Khi sử dụng Nitroturans phải tránh ánh sáng nhằm tránh tình trạng thuốc bị phân hủy làm giảm hiệu quả điều trị.
Không được đựng thuốc vào các vật dụng bằng kim loại. Tránh sử dụng chung với thuốc Indine, đồng sulfate…
Nitrofurans dễ gây tổn hại đến Nitrat hóa khuẩn, do vậy nên sử dụng thuốc cách ly vổi bể cá, tránh sử dụng thuốc ở bể có hệ thống lọc sinh vật.
Khi sử dụng thuốc cần phải lấy hết than hoạt tính và đá sỏi ra khỏi bể để không làm giảm tác dụng của thuốc. Sau mỗi lần diều trị phải thay nước để loại bỏ lượng thuốc còn sót lại trong bể.
Thuốc Fungus Cure trị các bệnh về nấm, nốt sùi trên vây, đuôi…
Thuốc Zensu chữa các bệnh như mắt mờ, đuôi rách, vây nổi đốm trắng