Cách trồng tảo quả cầu rêu Nhật Bản trong bể thủy sinh. Quả cầu rêu, Tảo cầu, Moss ball, Marimo Ball, Cladophora Aegagropila, Cầu rêu marimo là một loài có hình thái phát triển rất hiếm có khi tạo thành những quả cầu mầu xanh đậm. Những quả cầu này chỉ được tìm thấy ở Ai Len, Scotland, Nhật Bản và Estonia.
1) Giới thiệu chung:
Quả cầu rêu – Tảo cầu, Aegagropila linnae còn được biết đế với tên Marimo trong tiếng Nhật, tiếng Trung theo tìm hiểu được gọi là 毬藻 (Qiúzǎo) – Cầu Tảo (wikipedia) hoặc 德国澡球 (Déguó zǎo qiú) – Đức Quốc Tảo Cầu(cây số 596 trong sách 600 loài cây), trong tiếng Anh thì thường được gọi là Cladophora ball, Lake ball hoặc Moss ball. Tên latinh là: Cladophora aegagropila. Đây là một loại rêu xanh dạng sợi (Chlorophyla) được tìm thấy ở rất nhiều hồ ao thuộc bán cầu Bắc.
2) Phân loại Quả cầu rêu:
Quả cầu rêu được lần đầu tiên tìm thấy vào năm 1820 bởi tiến sỹ Anton E.Sauter tại Hồ Zeller, Áo. Chi Aegaprophila được tạo ra bởi Friedrich T.Kutzing (1843) và A.linnaei được đặt tên do cấu tạo tập hợp dạng cầu, nhưng tất cả các loại Aegaprophila đều được cho vào chi phụ Aegagrophila của chi Cladophora sau đó bởi cùng một tác giả (Kutzing 1849). Cuối cùng, A.linnaei đã được xếp đặt trong chi Cladophora thuộc cladophrales và được đổi tên là Cladophora aegagrophila (L.). Rabenhorst và CI. Sauteri (Nees ex Kutz.) Kutz trong nghiên cứu Extensive DNA vào năm 2002 đã đổi tên thành Aegagrophia linnaei. Sự xuất hiện của chất chitin trong tế bào khiến chúng có điểm khác biệt trong chi Cladophora.
Loài thực vật này được đặt tên là “marimo” bởi nhà thực vật học người Nhật Bản Tatsuhiko Kawakami (川上龍彦) vào năm 1898 (năm Meiji thứ 31). Mari là một quả bóng tròn hay chơi bằng cách đập vào tường (theo Cá Xinh). Mo là là thuật ngữ chỉ các loại thực vật mọc trong nước. Tên trong nước ở Ainu là torasampe (kẻ lùn trong hồ) và tokarip (kẻ lăn tròn trong hồ). Cầu tảo cũng hay được bán dưới tên “Japanese moss balls” mặc dù chúng không liên quan đến rêu. Ở Ai len, cầu tảo được gọi là kúluskítur bởi người dân địa phương ở Mývatn (kúla = bóng. skítur = dơ bẩn). Sở dĩ bị gọi như vậy vì bất cứ cái gì làm bẩn lưới đánh cá của ngư dân đều bị gọi là skítur. Tên khoa học Aegagropila (Αεγαγρόπιλα) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Lông Dê”.
3) Hình thái phát triển:
Có ba hình thái phát triển của loại này. Cách đầu tiên là mọc trên giá thể (mọc trên đá) và chúng thường được tìm thấy ở mặt khuất sáng của các viên đá. Một hình thái mọc nữa là mọc trôi nổi để tạo thành các tấm thảm trong nước. Cách phát triển thứ ba là dạng cầu, nơi các sợi rêu bện vào nhau và tạo thành một quả cầu. Chúng không có bất cứ nhân nào cả.
4) Sinh thái học:
Theo Cá Xinh tìm hiểu ở một số tài liệu, sự xuất hiện của cầu tảo ở Hồ Akan, Hokkaido Nhật Bản và hồ Myvatn ở Ailen phụ thuộc vào sự thích nghi của các giống loài cần ít ánh sáng. chúng được cấu tạo và có hình dáng như ngày nay do quá trình thích nghi với điều kiện ánh sáng, sinh thái hồ, nền đáy cũng như sự lắng cạn. Quả cầu rêu phát triển tầm 5mm mỗi năm (siêu chậm). Ở hồ Akan, chúng phát triển khá lớn, có thể to đến 20 – 30cm. Ở hồ Myvatn, Ai Len, cầu tảo có mầu sẫm hơn và chỉ to đến tầm 12cm đường kính, mọc ở độ sâu từ 2 – 2,5 mét. Cá thể này được tìm thấy từ năm 1978 nhưng đã bị co lại về số lượng từ khi đó. Hình dạng tròn nhẵn của cầu tảo được tao ra do các con sóng luôn xô quả cầu khiến chúng thay đổi vị trí. Quả cầu xanh toàn bộ bề mặt nên chúng ta có thể nhận định chúng có thể quang hợp mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với anh sáng. Bên trong quả cầu cũng vẫn xanh và chứa những diệp lục tiềm tàng. Các con sóng cũng rửa sạch quả cầu rêu khỏi các chất vụn bẩn. Một số cá thể có thể có 2 hoặc ba lớp marimo balls, hình dạng cầu là hình dạng hoàn hảo nhất để chúng có thể tồn tại và đón nhận ánh sáng cao nhất để quang hợp.
5) Bảo tồn và các vấn đề văn hóa:
Sự tụt giảm số lượng các quả cầu rêu ở Myvatn là một vấn đề đáng quan ngại, nhưng không rõ lý do gì, một số điểm thì số lượng lại gia tăng. Hồ Akan ghi nhận sự bảo tồn rất tích cực của chính quyền và người dân. Chúng ta có thể dễ dàng tham gia lễ hội marimo diễn ra trong 3 ngày hàng năm khi người Ainu, một dân tộc bản xứ ở Hokkaido, một lễ hội nhằm tôn vinh và bảo tồn loài tảo nâu này. Cầu tảo đã được cho vào danh sách các loài cần được bảo vệ từ năm 1920 và được coi là tài sản quốc gia. Các quả cầu nhỏ được bán như quà lưu niệm là sản phẩm được vo viên bằng tay từ các cá thể trôi nổi. Cầu tảo được cho vào danh sách cần được bảo vệ ở Ai Len vào năm 2006.
6) Chăm sóc cầu tảo:
cầu tảo mọc dễ dàng trong nước với điều kiện trong phòng. Nên thay nước 1,2 tuần 1 lần để bảo dưỡng cầu tảo. Có thể cho vào tủ lạnh mát tầm 25 độ nhưng không nên để nhiệt độ thấp, cây sẽ chết.
Sự quang hợp diễn ra ở điều kiện ánh sáng gia đình vì cầu rêu cần rất ít ánh sáng. Có thể trồng kiểu bán cạn. Cây rất ưa Co2 để phát triển nhanh.
Muốn cây phát triển nhanh nên cho thêm ít muối và lật quả cầu thường xuyên.
7) Tài liệu thao khảo:
– wikipedia.com
– List of Special Places of Scenic Beauty, Special Historic Sites and Special Natural Monuments
– Einarsson, A., Stefánsdóttir, G., Jóhannesson, H., Ólafsson, J.S., Gíslason, G.M. Wakana, I., Gudbergsson, G. and Gardarsson, A. 2004. The ecology of Lake Myvatn and the River Laxá: variation in space and time. Aquatic Ecology 38:317–348.
– Hanyuda, T., Wakana, I., Arai, S., Miyaji, K., Watano, Y. and Ueda, K. 2002. Phylogenetic relationships within Cladophorales (Ulvophyceae, Chlorophyta) inferred from 18S rRNA gene sequences, with special reference to Aegagropila linnaei. J. Phycol. 38:564–71.
– Jonsson, G.S. 1992. Photosynthesis and production of epilithic algal communities in Thingvallavatn. Oikos 64:222–240.
– Nagasawa, S., Wakana, I. and Nagao, M. 1994. Mathematical characterization of photosynthetic and respiratory property regarding the size of Marimo’s aggregation. Marimo Research 3:16–25.
– Yokohama, Y., Nagao, M, Wakana. I. and Yoshida, T. 1994. Photosynthetic and respiratory activity in the inner part of spherical aggregation of “Marimo”. Marimo Research 3:7–11.
Yoshida, T., Nagao, M., Wakana, I. and Yokohama, Y. 1994. – Photosynthetic and respiratory property in the large size spherical aggregations of “Marimo”. Marimo Research 3:1–6.
– Yoshida, T., Horiguchi, T., Nagao, M., Wakana, I. and Yokohama, Y. 1998. Ultrastructural study of chloroplasts of inner layer cells of a spherical aggregation of “Marimo” (Chlorophyta) and structural changes seen in organelles after exposing to light. Marimo Research 7:1–13.
Wakana, I. 1992. A bibliography relating to “Marimo” and their habitats. Marimo Research 1:1–12.