Cá Mó vệ sinh – Bluestreak cleaner wrasse là một loài cá cảnh biển đẹp cho bể cá cảnh nước mặn
Cá Mó vệ sinh
Cá Mó vệ sinh
Cá Mó vệ sinh – Bluestreak cleaner wrasse
Cá thường được bán tại:
Mức độ được ưa thích của loài cá cảnh này trên thị trường:
Cá Mó vệ sinh có mức độ phổ biến nhiều (71% lượt quan sát), mức độ được ưa thích rất ít (1/10 điểm). Cá có phân hạng thị trường 2/4 sao (4,1/10 điểm). Thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu. Giá bán trung bình 29.000 VNĐ/con, giá bán có thể dao động từ 25.000 – 40.000 VNĐ/con.
Một số thông tin khoa học của sinh vật:
– Đặc điểm phân loài: Cácó Tên thường gọi là Mó vệ sinh; Bàng chài sọc to và có tên khoa học là
Labroides dimidiatus(Valenciennes, 1839), tên tiếng Anh là Bluestreak cleaner wrasse; Cleaner fish.Cá thuộc họ: cá Bàng chài Labridae, thuộc bộ: cá Vược Perciformes.
– Đặc điểm về màu sắc: Cơ thể phía trên có màu nâu hơi hồng, phía dưới có màu trắng sáng; có 1 sọc lớn độc lập, màu nâu hoặc hơi đen, bắt đầu từ mõm, chạy ngang qua mắt đến mút vây đuôi; 1 sọc đen nhỏ chạy theo gốc vây hậu môn ra mút vây đuôi.
– Đặc điểm hình dạng bên ngoài: D.IX,11-12; A.III,10; P.14; V.I,5; Ll.52-53. Chiều dài tổng gấp 4,5-4,6 lần cao thân; 3,4-3,8 lần dài đầu. Miệng rất nhỏ nằm ngang, răng hàm nhiều hàng ở cả 2 hàm. Phân loại bằng phân bố màu sắc.
Đặc điểm sinh học và giá trị của sinh vật
– Môi trường sống trong tự nhiên của cá: Cácó Tên thường gọi là Mó vệ sinh; Bàng chài sọc to và có tên khoa học là Labroides dimidiatus(Valenciennes, 1839), tên tiếng Anh là Bluestreak cleaner wrasse; Cleaner fish.Cá thuộc họ: cá Bàng chài Labridae, thuộc bộ: cá Vược Perciformes.
– Tính đặc hữu và phân bố: Không là loài đặc hữu, cá phân bố ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, Biển Đỏ và Đông Phi, phía bắc đến phía nam Nhật Bản, phía nam tới Lord Howe và đảo Rapa (Fishbase, 2004). Phân bố ở Việt Nam: vùng biển bắc, nam và trung bộ (Nguyễn Văn Lục và ctv., 2007).
– Giá trị đặc biệt: Rất ít (có giá trị về nuôi cảnh, 29.000 VNĐ/con).
– Mức độ quý hiếm và nguy cấp: là loài ở mức độ ít quan tâm (Least concern), thuộc bậc ít nguy cấp (Lower risk, LR) trong danh mục sách đỏ của IUCN và Việt Nam.
– Loài bị giới hạn hoặc cấm mua bán: : Không có trong danh mục bị giới hạn hoặc cấm mua bán theo công ước CITES.
– Mức độ dồi dào về nguồn cung: Rất cao (335% nhu cầu thị trường được nguồn cung đáp ứng), với khả năng cung ứng đạt 87% lượt nhu cầu của cửa hàng trong tuần, và lượng hàng bán ra chiếm 26% lượng hàng sẵn có trong tuần.
– Nơi đánh bắt cá ở Việt Nam: Nha Trang, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc.
– Mùa vụ khai thác: từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.
– Kích cỡ khai thác: cá khai thác thương mại có chiều dài tổng trung bình 7 cm, dao động từ 3 đến 11 cm.
– Cá chết gây hao hụt sau khi đánh bắt: Rất thấp (5-10% hao hụt sau khai thác).
– Phân hạng quản lý nguồn lợi: Mức độ cần quản lý độ dồi dào nguồn cung: Rất thấp; mức độ cần quản lý loài quý hiếm, đặc hữu: Thấp.
– Phân hạng quản lý khai thác: Mức độ cần quản lý hao hụt sau khai thác: Rất thấp.
Cách nuôi cá cảnh
– Tập tính sống: Sống tương hỗ với các loài cá lớn khác. Khu vực chúng sinh sống được gọi là trạm vệ sinh (cleaning station), các loài động vật khác khi cần vệ sinh sản phẩm bài xuất sinh học hoặc ký sinh trùng bề mặt sẽ ghé qua trạm và được loài cá này rỉa rói sạch sẽ. Một trạm vệ sinh thường gồm một nhóm cá non, một cặp cá trưởng thành hoặc một vài con cá cái sống dưới quyền kiểm soát của một con được đầu đàn (Fishbase, 2014).
– Thức ăn của cá: Ăn vật ký sinh trên giáp xác, chất nhầy ngoại tiết, mô bì chết của các loài cá khác (Wikipedia, 2014); ăn được hầu như tất cả các chất dinh dưỡng bằng cách tiêu thụ ký sinh trùng mô chết, chất nhầy và các mảnh vụn khác từ các cơ quan, vây và miệng cá (animal-world, 2014); thức ăn chủ yếu là giáp xác phù du ngọt và không xương sống đáy nhỏ (EOL, 2014).
– Hình thức Hình thức sinh sản: Là loài lưỡng tính hướng cái (protogynous hermaphrodite), khi mới nở là cá cái, sau đó có sự chuyển đổi thành con đực ở một vài thời điểm trong vòng đời (Allsop và ctv, 2003), (fishbase,2014); đẻ trứng, thụ tinh ngoài (Fishbase,2014); Có nghi thức tán tỉnh là đặc biệt thú vị trước khi bắt cặp và đẻ trứng, trứng có kích thước tương tự như cá thần tiên lùn Centropyge (Animal-world, 2014).
– Độ mặn nuôi cá cảnh tốt nhất: 32.9 – 36.1ppt (Eol, 2014).
– Nhiệt độ nước của bể nuôi: 24°C – 28°C (Baensch và ctv, 1997, (Fishbase, 2014); 25.3 – 29.3°C(eol, 2014).
– pH thích hợp để nuôi: 8.1 – 8.4 (Liveaquaria, 2014).
– Độ cứng (dH) của nước bể cá tối ưu: 8 -12 (Liveaquaria, 2014).
– Tỷ lệ hao hụt trong nuôi dưỡng cá: Thấp (22-31%)
– Độ khó trong nuôi dưỡng cá: Thấp (2,7/10 điểm)
– Tỷ lệ cá chết do nhiễm bệnh: Rất thấp (13%)
– Yêu cầu thiết kế bể cá: Bể nhỏ (144 L, dài 0,8m), bố trí cát, san hô
– Thức ăn trong nuôi dưỡng cá: trùn chỉ, tép