Ở những vùng ẩm ướt gần thác nước, rừng rậm ở Việt Nam có rất nhiều loại rêu fissidens. Ở tự nhiên chúng sống bám trên những tản đá trên cạn, nơi có độ ẩm cao. Nếu biết cách chuyển rêu fissidens trên cạn sang dạng lá nước bạn sẽ có một số lượng lớn rêu để trang trí cho hồ thủy sinh.
Rêu Fissidens subbasilaris bám trên các tảng đá lớn trong khu rừng ở những khu có thác nước
Để chuyển rêu thành cây nước có 2 cách thực hiện:
Cách 1: Chuyển dần sang môi trường có độ ẩm cao để rêu thích nghi dần
Ưu điểm: do rêu có một thời gian dài thích nghi với môi trường mới (lên đến 4 tuần) nên tỷ lệ sống khá cao 100%.
Khuyết điểm: tốn quá nhiều thời gian, công sức.
Các bước thực hiện: đưa từ cạn hoàn toàn –> vào môi trường ẩm –> đưa vào trong môi trường nước hoàn toàn. 2 phương pháp để bạn thực hiện theo cách làm này:
PP1: Phun sương nhiều lần trong ngày, khi cây phát triển ổn định thì đưa vào nước.
PP2: Cho rêu vào 1 hồ trống, dùng ống nhỏ cho nước từ hồ thủy sinh khác (hồ có môi trường đang ổn định) vào từ từ, dùng dụng cụ đậy kín tránh hơi nước bay đi, khi nước gần đầy hồ, xả bỏ hết nước và làm lại từ đầu, lặp lại như vậy cho đến khi rêu thích nghi. Thông thường rêu cần thời gian khoản 4 tuần để thích nghi với môi trường ngập nước hoàn toàn, thời gian cây lên đẹp là khoản 6-8 tuần.
Rêu Fissidens trong hồ thủy sinh rất đẹp và mềm mại
Cách 2: đưa thẳng trực tiếp vào trong nước
Ưu điểm: nhanh tiện lợi, có thể sử dụng ngay hồ đang chơi để kết hợp ươm fissidens.
Khuyết điểm: tỉ lệ sống không cao bằng cách 1, khoảng trên 50% đặc biệt khi khai thác vào mùa khô hoặc vị trí khai thác hoàn toàn trên cạn, nơi quá khô thì rêu sẽ khó sống hơn.
Các bước tiến hành: Cần có một hồ thủy sinh có môi trường đang ổn định, nhiệt độ thấp dưới 27 oC (thấp hơn càng tốt), ánh sáng trung bình, CO2 và phân nước nhiều (dùng của Ferka và ADA rất tốt), đặt rêu ở vị trí đối diện nguồn sáng trực tiếp. Tốt nhất là không nên thả động vật thủy sinh vào hồ thủy sinh đang ươm rêu, đặc biệt là tép. Sau 4-8 tuần, những cây rêu còn sống sót sẽ ra lá nước mới rất đẹp.
Dưới đây là 25 loại rêu fissidens mà các bạn có thể tìm thấy ở Việt Nam.
1) F. ggestus( conomitrium aggestum): cây nhỏ, mọc ở độ cao 200m. Cúc Phương- Ninh Bình.
2) F. annamensis: còn gọi là fis trung, mọc ở độ cao 100m. Huế.
3) F.anomalus(f. cryptotheca): fis khác kiểu, mọc khá chậm và chyển nước có vẻ khó hơn các lọai khác, mọc ở độ cao 900-1800m. Sa pa, Tam Đảo, Đà Lạt.
4) F. arbogastili(f. cameruniae): cao khoảng 1cm, chịu hạn, mọc ở độ cao 20-50m ở Cát Bà, Huế.
5) F.areolatus(f.lycopodioides): fis thông đất. Cao khoảng 5cm, ưa ẩm, mọc ở độ cao 1200m. Bạch Mã, Langbiang.
6) F.braunii(Conomitrium braunii): fis brao. Cao khoảng 5mm, mọc ở độ cao 200m. Hà Giang.
7) F. ceylonensis(f.bicolor): fis 2 mầu. cao 5-7mm, mọc ở độ cao 150-200m. Đèo Hải Vân.
8) F.crenulatus(f. felmeri, Conomitrium sinense): fis răng tròn. cao 2-4mm, mọc ở độ cao 30m. Hồ Chí Minh.
9) F.dongensis:fis kiện khê, cao 2-5mm, mọc ở độ cao 10-30m. Hà Nội, Hồ Chí Minh.
10) F. faniensis( Conomitrium faniense): fis phan. cao 4-6mm, ưa ẩm, mọc ở độ cao 200m. Phan Ni – Ninh Bình.
11) F.gaulthieri: loài đặc hữu, mọc ở Hồ Chí Minh. Cao 2-3mm
12) F.geminiflorus(f.crenutalifolius): fis hai túi. Cao 2-4mm, ưa ẩm. Sapa.
13) F.grandifrons(f.diversiretis): fis dẹt. cao 8-10cm, ưa ẩm, mọc ở độ cao 1500-2000m. Sapa.
14) F. holianus: fis đốm. cao 4-5mm, mọc ở độ cao 200m. Cúc Phương-Ninh Bình.
15) F. incertus: cao 1-2cm, mọc ở độ cao 300m. Lạng Sơn, Cúc Phương- Ninh Bình.
16) F. javanicus(f.acutifolius): fis java. Cao 1-1,5cm, ưa ẩm, mọc ở độ cao 1000m. Tam Đảo.
17) F. laxus(f.mittenii): fis thưa. Cao 6-8mm, ưa ẩm, mọc ở độ cao 1000-1500m. Đà Lạt, Tam Đảo.
18) F maceratus(f. splachnobryoides, f.subbrachyneuron): fis dòn. Cao 4-8mm, mọc ở độ cao 500m. Đà Nẵng.
19) F. nobilis(f.japonicus, f.schismoides): fis tráng lệ. Cao 5-6cm, mọc ở độ cao 100-2000m. Phân bố rộng.
20) F. potieri: fis pôti. Cao 3-4mm, ưa ẩm, mọc ở độ cao 350m. Nghệ An.
21) F. schmidii: fis smít. Cao 3-4mm, mọc ở độ cao 300m. Sa Pa.
22) F. tapes: fis dày. Cao 2-3mm, mọc ở độ cao 300m. Lào Cai.
23) F. taxifolius( f. sylvaraticus): fix sam đỏ. Cao 2cm, mọc ở độ cao 200m. Tam Đảo, Huế.
24) F. zippelianus: fis zipê. Cao 2,5cm, mọc ở độ cao 50-900m. Tam Đảo, Hòa Bình, Huế.
25) F. zollingeri(f. perelongatus): fis zô linh. Cao 5mm, mọc ở độ cao 100-200m. Huế, Hồ Chí Minh.