Các bệnh thường gặp trên cá la hán và cách điều trị
Bệnh đốm trắng
Đây là bệnh thường gặp ở cá La Hán.
Nguyên nhân: do một loại vi khuẩn có tên lchthyophthirius spp gây nên. Loại vi khuẩn này sinh sản rất nhanh trong môi trường nước có nhiệt độ từ 15 – 25°c. Khi nhiệt độ dưới 10°c, hoặc trên 28°c thì chúng không sinh sản được.
Biểu hiện: cơ thể xuất hiện những đốm trắng nhỏ, khiến cá ngứa ngáy nên thường cọ mình vào bất cứ vật gì trong bể cho đỡ ngứa. Cá bị bệnh sẽ boi nhanh hơn thường lệ, thỉnh thoảng nhảy khỏi mặt nước, 2 mang cá mở ra để hút thêm oxy.
Điều trị: phương pháp điều trị là nâng nhiệt độ nước bể lên khoảng 28 – 32°c liên tiếp từ 7 – 10 ngày, đồng thời dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước, ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút. Lưu ý phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Bệnh viêm đường ruột
Nguyên nhân: do vi khuẩn và ký sinh trùng từ thức ăn sống đã xâm nhập vào đường ruột của cá.
Triệu chứng: bụng của cá sình to, hậu môn sưng đỏ, cá không muốn ăn. Sau khi cá bài tiết, phân của cá còn dính lại ở hậu môn có dạng như sợl chỉ, màu trắng.
Điều trị: khi thấy cá có triệu chứng viêm đường ruột, trước tiên là ngưng cung cấp thức ăn sống, đồng thời tăng nhiệt độ nước lên từ 1- 2°c. Sau đó nên thay nước mới cho cá, và cho cá ăn thức ăn nhân tạo có hàm lượng vitamin cao, hoặc thức ăn dạng viên chứa nhiều hàm lượng tỏi. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch Furazolidone (đặc trị bệnh kiết lị) ngâm cá trong 20 phút đến khi cá có chuyển biến tốt. Nếu bệnh nghiêm trọng, có thể dùng Gentamincin Sulphategentamycin tiêm trực tiếp cho cá.
Bệnh mụn ở đầu
Nguyên nhân: có thể do chất lượng nước quá kém, cách chăm sóc không đúng, hoặc cho cá ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.
Biểu hiện: trên đầu cá xuất hiện nhiều mụn nhỏ màu trắng. Dần dần mụn lớn lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Khi dó phân cá có dạng sợi dày, màu trắng.
Điểu trị: trước tiên bắt cá ra một bể riêng để điều trị, sau đó cho vào bể thuốc Dimetridazole (liều lượng 5mg /1 lít nước) hoặc Metronidazole (7 mg/ 1 lít nước). Sau 3 ngày, dùng thuốc với liều lượng như cũ một lần nữa. Sau mỗi lần điều trị nên thay khoảng 20 – 30% nước bể. Bệnh này nếu phát hiện sớm thì khả năng điều trị dứt bệnh sẽ cao.
Bệnh viêm da
Nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân.
Biểu hiện: phần da của cá bị bệnh có những vết loang sưng đỏ, và vết loang càng ngày càng lớn nếu không chữa trị. Cá bị bệnh thường cọ xát thân mình vào thành bể hoặc bất cứ vật gì trong bể.
Điểu trị: trước hết phải thay nước bể (việc này phải làm thường xuyên), đồng thời lấy hết những vật có cạnh nhọn, sắc ra khỏi bể nhằm tránh gây tổn thương cho cá khi chúng cạ vào. Sau đó cho vào bể các loại thuốc kháng chuẩn như Acritlavine (3 mg/l nước), Methylene xanh (3mg/l nước). Việc cho thuốc được tiến hành 3 ngày một lần cho đến khi cá hết bệnh. Lưu ý là trước khi dùng thuốc phải thay 50% nước bể.
Cá bị viêm da chủ yếu là do nguồn nước bị ô nhiễm
Bệnh tổn thương xương sống
Đây là bệnh chỉ có ở loài cá La Hán nên còn gọi là bệnh “cá La Hán”.
Nguyên nhân: do tổn thương các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết tật do di truyền.
Biểu hiện: cá mất thăng bằng và nằm nghiêng một bên, thân mình cong lại.
Điều trị: hiện nay bệnh này chưa có loại thuốc nào điều trị hiệu quả. Phương pháp được nhiều người áp dụng là thường xuyên thay nước bể, dùng tay đút thức ăn cho cá, và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nằm nghiêng. Tuy nhiên, cách này mất khá nhiều thời gian chăm sóc nên đòi hỏi người nuôi phải kiên trì.
Bệnh sưng bao tử
Nguyên nhân: do cho cá ăn quá nhiều, hoặc bị viêm bong bóng cá.
Biểu hiện: bụng cá phình to.
Điều trị: bệnh này làm cá chết rất nhanh. Để chữa trị chỉ còn cách là dùng kháng sinh cho vào thức ăn, hoặc chích thẳng vào bụng cá thì mới hy vọng cứu được.
Bệnh rách mang
Nguyên nhân: nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn từ môi trường nước không trong sạch.
Biểu hiện: cá thở gấp, nắp mang khéo mở không bình thường, các sợi mang sưng phình ra. Cá bị bệnh thường sẫm màu, và cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy.
Điều trị: trước tiên là phải thay ngay nguồn nước mới. Sau đó dùng Furacillin hòa cùng Tetracyliin tạo ra 10ppm dung dịch cho vào bể để ngâm cá trong vòng 30 phút. Việc dùng thuốc được tiến hành mỗi ngày một lần cho đến khi cá khỏi bệnh.
Bệnh nấm thủy mi (mốc nước)
Nguyên nhân: do một loại ký sinh trùng tấn công vào cơ thể.
Biểu hiện: xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng trên thân cá.
Điểu trị: có thể dùng đồng sulfate pha với nước để ngâm rửa cá.
XIX. Bệnh lỏ loét mũi
Nguyên nhân: do một loại kỷ sinh trùng xâm nhập vào mũi, ăn hết phần thịt của mũi, tạo thành vùng lõm lớn lan rộng tới mắt và não. Bệnh này có thể lây lan sang những con cá khỏe mạnh khác, nếu không chữa trị có thể gây chết hàng loạt. Do vậy cần chú ý vệ sinh bể nuôi thật kỹ, và phải cách ly cá bị bệnh.
Biểu hiện: cá bị bệnh thường cọ mũi vào thành bể hoặc các vật dụng trong bể. Khi bơi thường nghiêng đầu xuống. Cá bị bệnh rất biếng ăn, có phân trắng loãng.
Điểu trị: có thể dùng Tetracyclin để điều trị, nhưng cũng chỉ trị được bệnh ở giai đoạn đầu. Phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để biết cách sử dụng.
Bệnh nấm mang
Nguyên nhân: do một loại sán tấn công vào 2 mang cá.
Biểu hiện: cá lò đờ, 2 vây bụng đập mạnh liên tục, hớp nước liên tục và bỏ ăn. Nếu cá bố mẹ bị bệnh thì toàn bộ đàn con sẽ bị lây lan.
Điều trị: có thể dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước, ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút. LƯU ý phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng hình quả lê
Nguyên nhân: do ký sinh trùng tấn công vào da, mang, các cd và các cơ quan nội tạng của cá. Khi ký sinh trùng đã tấn công vào các cơ thì hết thuốc chữa. Chúng ăn mòn da, khiến cá phơi cả thịt ra ngoài.
Biểu hiện: Cá bị bệnh thường co rúm lại, các vây tưa ra, da bị xuất huyết, và thỉnh thoảng mắt bị phồng lên. Cá mắc chứng bệnh này cơ thể thường biến thành màu đen.
Điểu trị: có thể dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước, ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút. LƯU ý phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Trichodina
Nguyên nhân: do ký sinh trùng tấn công vào phần mang và bên ngoài cơ thể làm vây bụng và vây lưng xơ xác. Dần dần ký sinh trùng sẽ ăn hết phần trong mang cá làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Biểu hiện: cá bị bệnh thường co rúm lại. Nếu bị nặng, có khi cơ thể bị bao phủ bởi một lớp màng nhầy màu xanh xám. Lúc này cá thường nổi gần mặt nước, lờ đờ, bỏ ăn, toàn thân biến thành màu đen, và chết rất nhanh sau đó.
Điểu trị: có thể dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước, ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút. Lưu ỷ phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Đồng sulfate pha với nước
Bệnh nhiễm ký sinh trùng ống nghiêng
Nguyên nhân: do ký sinh trùng tấn công vùng da và mang, chúng tập trung thành nhiều tầng lớp trên cơ thể cá.
Biểu hiện: biểu hiện dễ thấy nhất là cá tiết ra chất nhầy màu xám đen, hoặc cơ thể có nhiều vết lốm đốm màu xám. Mắt cá trở nên đục.
Điểu trị: phương pháp điều trị là cải thiện môi trường nước, đồng thời dùng đổng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước rồi ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng bánh xe
Nguyên nhân: do ký sinh trùng bánh xe tấn công vào Cố thể cá, chúng thường kỷ sinh ở phần biểu bì bên ngoài và mang cá.
Biểu hiện: cá bị nhiễm ký sinh trùng bánh xe thường bị ngứa nên hay cạ mình vào thành bể hoặc các vật trong bể. Cơ thể cá tiết ra nhiều dịch nhầy.
Điều trị: phương pháp điểu trị là cải thiện môi trường nước, đổng thời dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước rồi ngâm rửa cá.
Ký sinh trùng bánh xe được quan sát dưới kính hiển vi
Bệnh do ký sinh trùng tảo Oodinium
Nguyên nhân: do kỷ sinh trùng tảo tấn công cơ thể cá, khiến toàn thân cá bị phủ một lớp lông tơ mịn.
Biểu hiện: cá bị bệnh thường lờ đờ, biếng ăn, thở mạnh, các vây cụp lại. Cá con chết trong vòng 1 -2 tuần sau khi nhiễm bệnh. Cá lớn nhiễm bệnh có thể sống được 1-2 tháng.
Điểu trị: có thể dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước, ngâm rửa cá khoảng 10-15 phút. Lưu ý phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Các bệnh nhiễm vi khuẩn
Các bệnh nhiễm vi khuẩn cũng do ký sinh trùng gây nên, làm cho cá bị nhiễm trùng. Để chữa trị các bệnh nhiễm vi khuẩn cần phải dùng các loại kháng sinh cực mạnh như Oxytetracyline, Chloramphenicol, Neomycine,…. Các loại thuốc này chỉ được dùng trong khoảng từ 3 – 4 ngày, và duy trì trong nước khoảng 7 ngày.
Các loại ký sinh trùng được quan sát dưới kính hiển vi